STT |
TÊN MÔN HỌC |
SỐ TC |
MỤC ĐÍCH MÔN HỌC |
1 |
Phương pháp luận (gồm NCKH) |
2 |
- Tìm ra phương pháp học tập tốt nhất cho bản thân; |
- Khai thác triệt để tài nguyên thư viện (ở Đại học Duy Tân). |
- Tự phê phán suy nghĩ của bản thân và suy nghĩ một cách chiến lược; |
- Ra các quyết định trong cuộc sống; |
- Tranh luận các chủ đề khoa học và đời sống; |
- Hiểu sơ lược về nghiên cứu khoa học. |
2 |
Viết (tiếng Việt) |
1 |
- Xác định được các loại văn bản cần viết trong những tình huống khác nhau; |
- Phân tích được đối tượng người đọc để viết được văn bản phù hợp với ngữ cảnh; |
- Sử dụng được các định dạng chung/công thức để viết một văn bản phù hợp yêu cầu. |
3 |
Nói và trình bày (tiếng Việt) |
1 |
- Củng cố thêm một số vấn đề cơ bản về tiếng Việt và nắm vững các kiểu bài nói trước công chúng; |
- Biết cách chọn đề tài và tổ chức một bài nói; Tự tin và nâng cao khả năng giao tiếp ở mọi tình huống trong cuộc sống; |
- Trân trọng, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nói trước công chúng. |
4 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
Trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. |
5 |
Triết học Marx - Lenin |
3 |
Môn Triết học Mác - Lênin là môn học nghiên cứu về quá trình hình thành, bổ sung, phát triển triết học Mác _ Lênin gắn liền với lịch sử và vai trò của Các Mác, Ăngghen, Lênin: là những kiến thức triết học cơ bản về Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Phép biện chứng duy vật và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Là khoa học về sự vận động và phát triển của thế giới, về vai trò của con người trong việc cải tạo thế giới; về những vấn đề mang tính quy luật trong tư duy và xã hội. Môn học này góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, là cơ sở để luận giải thực tiễn và xu hướng xã hội. |
6 |
Kinh tế chính trị Marx - Lenin |
2 |
Môn học này cung cấp những tri thức cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác-lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới hiện nay. Như vấn đề hàng hóa thị trường vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của Việt Nam. |
7 |
Tư tưởng |
2 |
- Nắm được khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống những luận điểm và nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh; |
- Nắm được những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam được thể hiện trong đường lối, quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; |
- Phát huy tính chủ động, tích cực trong quá trình tự học, tự tìm đọc tài liệu, tham khảo tài liệu và sự hướng dẫn của giảng viên; |
- Phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá, vận dụng những kiến thức đã học vào trong bản thân của mỗi sinh viên và với xã hội; |
- Bồi dưỡng cho sinh viên ý thức, tình cảm đúng đắn đối với môn học; |
- Củng cố niềm tin vào con đường đi lên CNXH mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn cho dân tộc; |
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc về Đảng, về Bác và có ý thức trách nhiệm cống hiến, góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vào sự nghiệp đổi mới hiện nay. |
8 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành Chủ nghĩa Mác – Lênin. Dựa vào cơ sở lý luận của triết học và kinh tế chính trị học Mác -Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; quá trình nảy sinh cách mạng xã hội chủ nghĩa; quá trình hình thành và phát triển hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa cùng những vấn đề chính trị - xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội khoa học, “giai cấp công nhân”, “sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”, “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, “đảng cộng sản” là những phạm trù cơ bản nhất. |
9 |
Toán cao cấp C |
3 |
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hàm số, đồ thị hàm số, khái niệm về giới hạn và sự liên tục của hàm một biến; |
- Định nghĩa đạo hàm và các quy tắc tính đạo hàm, đạo hàm hàm hợp, các định nghĩa về hàm lôgarit và hàm mũ, đạo hàm hàm mũ, hàm lôgarit, các định nghĩa cực trị và phương pháp tìm cực trị; |
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tích phân bất định, một số phương pháp tính tích phân, định nghĩa tích phân xác định, khái niệm về phương trình vi phân và cách giải phương trình vi phân tách biến; |
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hàm hai biến, cách tính đạo hàm riêng, cực trị của hàm hai biến và một số ứng dụng cực trị của hàm hai biến; |
- Sinh viên biết cách tính giới hạn và khử một số dạng vô định, vẽ đồ thị hàm số, cách xây dựng mô hình toán cho các bài toán thực tế; |
- SV tính được đạo hàm của một hàm, đạo hàm hàm hợp, và các ứng dụng của đạo hàm như: Các bài toán tính xấp xỉ, ước lượng sự thay đổi của đại lượng f(x) khi x thay đổi 1 lượng nhỏ; |
- SV giải được một số bài toán ứng dụng cực trị của hàm một biến trong kinh tế như bài toán tìm lợi nhuận lớn nhất, chi phí bé nhất; |
- SV giải một số bài toán ứng dụng của hàm mũ trong việc tính số dư sau năm nếu tiền lãi được tính kỳ/năm hoặc được tính liên tục và một số ứng dụng khác của hàm mũ; |
- SV tính được các tích phân và giải một số bài toán ứng dụng của tích phân trong kinh tế, thương mại và một số ứng dụng khác; |
- SV giải được phương trình vi phân tách biến và vận dụng nó giải một số bài toán khi biết tốc độ thay đổi của đại lượng f và giá trị hiện tại của nó để dự báo giá trị tương lai; |
- SV tính được đạo hàm riêng của hàm nhiều biến và giải một số bài toán ứng dụng của đạo hàm riêng; |
- Tìm cực trị tương đối của hàm hai biến và cực trị có điều kiện và giải một số bài toán ứng dụng cực trị trong thực tế như bài toán tổng lợi nhuận lớn nhất khi bán 2 loại sản phẩm hoặc một sản phẩm bán trên hai thị trường hoặc bài toán của người tiêu dùng khi mua nhiều sản phẩm sao cho giá trị sử dụng lớn nhất. |
10 |
Tin học ứng dụng |
3 |
- Nắm bắt các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu (database, field, record), về hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access (Table, Query, Form, Report, Macro); |
|
- Vận dụng các chức năng trong Exel để tổng hợp, thống kê và phân tích số liệu; |
|
- Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS Access để tổ chức lưu trữ, quản lý, khai thác dữ liệu và xây dựng các ứng dụng quản lý đơn giản. |
11 |
Hướng nghiệp 1 |
1 |
-Nhận thức được chương trình đào tạo và cơ hội việc làm liên quan đến ngành nghề; hiểu về Trường ĐH Duy Tân và ngành nghề lựa chọn; Hiểu và tuân thủ những qui định, qui chế của Nhà trường; Nắm rõ các qui chế đào tạo; |
-Thực hành phương pháp học tập ở bậc đại học; và sử dụng thành thạo website quản lý học tập Mydtu; |
-Vận dụng phương pháp học tập hiệu quả, tích cực; có khả năng định hướng nghề nghiệp cho bản thân. |
12 |
Hướng nghiệp 2 |
1 |
-Nhận thức đúng về mục tiêu nghề nghiệp, nắm bắt, vận dụng được phương pháp tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả; nắm bắt những phương pháp cơ bản về quản lý tài chính cá nhân; |
-Phát triển khả năng nhận thức, thấu hiểu bản thân và rèn luyện kỹ năng cần thiết trong công việc; |
-Vận dụng được các kỹ năng chuyên ngành phục vụ cho việc học tập và làm việc tốt trong tương lai ở lĩnh vực chuyên ngành biên- phiên dịch, hướng dẫn du lịch... |
13 |
Pháp luật đại cương |
2 |
- Nắm và hiểu được các khái niệm liên quan đến môn học Luật du lịch; |
- Phân tích được các quy định của pháp luật, vận dụng các kiến thức đã học vào trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch; |
- Áp dụng được pháp luật vào trong thực tiễn đời sống và các hoạt động liên quan đến du lịch. |
14 |
Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam |
3 |
Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn không những đối với sinh viên khối ngoại ngữ, xã hội nhân văn, mà đặc biệt đối với sinh viên ngành du lịch hiện nay của trường. Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức cần thiết cho việc hiểu một nền văn hóa, giúp họ nắm được các đặc trưng cơ bản cùng các qui luật hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Từ đó sinh viên có thể vận dụng vào việc giới thiệu quảng bá văn hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế. |
15 |
Đạo đức trong công việc |
2 |
-Xác định được các quan điểm về đạo đức, đạo đức trong công việc; |
-Phân tích được phương pháp ra quyết định đạo đức trong công việc; |
-Đánh giá được khía cạnh đạo đức trong các hành động của cá nhân và người khác; |
-Vận dụng để điều chỉnh cách sống, làm việc của cá nhân tốt hơn và đóng góp lợi ích cho cộng đồng. |
16 |
Lịch sử văn minh thế giới 1 |
2 |
- Nắm được thành tựu của các nền văn minh thế giới từ sơ khai đến năm 1750; |
- Phân tích những đặc trưng riêng biệt của các nền văn minh trên thế giới; |
- Sử dụng những kiến thức vào thực tế để giải thích về quá trình xuất hiện các nền văn minh trên thế giới. |
17 |
Lịch sử văn minh thế giới 2 |
2 |
- Nắm được sự phát triển của các nền văn minh trên thế giới từ năm 1750 đến nay; |
- Phân tích những mối quan hệ của những nền văn minh trên thế giới; |
- Sử dụng những kiến thức vào thực tế để giải thích cho sự thay đổi của các nền văn minh từ năm 1750 đến nay. |
18 |
Sức khỏe môi trường |
2 |
-Xác định được mối liên hệ giữa con người - môi trường; môi trường - sức khỏe con người; |
-Phân tích được các yếu tố nguy cơ của môi trường đối với sức khỏe; |
- Lựa chọn các giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ sức khỏe cá nhân & cộng đồng. |
19 |
Lịch sử kiến trúc Phương Đông & Việt Nam |
2 |
Môn học này cung cấp cho sinh viên quá trình phát triển của các nền kiến trúc thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Mục đích của môn học giúp sinh viên nắm bắt những đặc trưng của các nền kiến trúc trên thế giới. |
- Xác định được các nền kiến trúc Châu Á. |
- Phân tích được các đặc điểm của các nền kiến trúc Châu Á. |
- Sử dụng được kiến thức để áp dụng vào các đồ án môn học và các dự án thực tế. |
20 |
Lịch sử kiến trúc Phương Tây |
2 |
Môn học này cung cấp cho sinh viên quá trình phát triển của các nền kiến trúc thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Mục đích của môn học giúp sinh viên nắm bắt những đặc trưng của các nền kiến trúc trên thế giới. |
- Xác định được các nền kiến trúc trên thế giới. |
- Phân tích sự phát triên của các nền kiến trúc. |
- Sử dụng được kiến thức để áp dụng vào các đồ án môn học và các dự án thực tế. |
21 |
Reading Level 1 |
1 |
- Các thì cơ bản trong tiếng Anh |
- Các kiến thức về chức năng của danh từ, hậu tố của danh từ, vị trí của danh từ, các loại danh từ |
- Các dạng bài đọc và các chiến lược làm bài trong các bài thi đọc hiểu của TOEIC như câu hỏi ý chính, câu hỏi thông tin, câu hỏi đúng sai, câu hỏi suy luận, câu hỏi về từ đồng nghĩa |
22 |
Listening Level 1 |
1 |
- Các cách diễn đạt liên quan đến ngoại hình, hành động, đồ vật, loài vật, thiên nhiên, vị trí, dịch vụ khách sạn, các vấn đề sức khoẻ, các nơi chốn và nghề nghiệp. |
- Các loại câu hỏi với Wh và Có/Không |
- Các dạng bài tập Nghe TOEIC bao gồm Mô tả tranh, Hỏi-Đáp và Hội thoại ngắn. |
23 |
Hàn ngữ sơ cấp 1 |
2 |
- Nắm bắt được 24 chữ cái trong hệ thống chữ Hangeul, phát âm đúng chuẩn giọng Seoul. |
- Nắm được các cấu trúc ngữ pháp liên quan đến các mẫu câu giao tiếp cơ bản. |
24 |
Nhật ngữ sơ cấp 1 |
2 |
- Chương trình trong học phần này được thiết kế gồm 6 đơn vị bài học, được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiếng Nhật ở trình độ tiền sơ cấp, nghe mô tả tranh, câu hỏi và đáp, hội thoại ngắn; |
- Nhận biết dạng đề thi nghe, bẫy và các thủ thuật khi nghe môt tả tranh, hỏi đáp và bài hội thoại ngắn. Vận dụng các đối thoại trong công việc và cuộc sống hàng ngày. |
25 |
Writing Level 1 |
1 |
- Các mẫu câu cơ bản của câu đơn. |
- Cấu trúc và ngôn ngữ cơ bản của một email thương mại và phản hồi lại thư yêu cầu, |
- Các dạng bài luận, cấu trúc một bài luận và câu luận điểm của bài luận. |
26 |
Speaking Level 1 |
1 |
- Các âm, trọng âm của từ và ngữ điệu trong Tiếng Anh |
- Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn, cấu trúc there is/are, các giới từ phổ biến để mô tả địa điểm |
- Các loại tranh liên quan đến mua sắm, sự kiện, văn phòng, hoạt động trong thời gian rỗi |
- Các loại câu hỏi, thông tin được yêu cầu và các cấu trúc có thể dùng để trả lời cho các câu hỏi đó |
- Các câu hỏi về sở thích, công việc và văn phòng, phỏng vấn |
- Các văn bản thông tin bao gồm lịch trình sự kiện, lịch hội nghị, lộ trình |
- Các dạng bài tập Nói TOEIC bao gồm Đọc lớn một đoạn văn, Mô tả tranh, Trả lời câu hỏi, Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin cho sẵn. |
27 |
Hàn ngữ sơ cấp 2 |
2 |
- Nắm được các cấu trúc ngữ pháp liên quan đến các mẫu câu giao tiếp cơ bản. |
- Nắm kiến thức nền tảng có trong các bộ đề thi TOPIK 1. |
28 |
Nhật ngữ sơ cấp 2 |
2 |
- Chương trình trong học phần này được thiết kế gồm 6 đơn vị bài học, được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiếng Nhật ở trình độ sơ cấp, nghe mô tả tranh, câu hỏi và đáp, hội thoại ngắn; |
- Nhận biết dạng đề thi nghe, bẫy và các thủ thuật khi nghe môt tả tranh, hỏi đáp và bài hội thoại ngắn. Vận dụng các đối thoại trong công việc và cuộc sống hàng ngày. |
29 |
Reading Level 2 |
1 |
- Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ |
- Tính từ và trạng từ |
- Các dạng bài đọc và các chiến lược đọc bài cho mỗi loại trong bài thi TOEIC Reading |
30 |
Listening Level 2 |
1 |
- Các từ vựng phổ biến liên quan đến đời sống hằng ngày và các công việc văn phòng |
- Các cấu trúc diễn tả hành động hoặc vị trí |
- Các dạng câu hỏi với Who/Where/When/Why/What |
- Các dạng bài tập Nghe TOEIC bao gồm Mô tả tranh, Hỏi-Đáp, Hội thoại ngắn và Bài nói ngắn. |
31 |
Hàn ngữ trung cấp 1 |
2 |
- Vận dụng được những từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu giao tiếp ở trình độ trung cấp 1 vào trong các tình huống hàng ngày. |
32 |
Nhật ngữ trung cấp 1 |
2 |
-Chương trình trong học phần này được thiết kế gồm 9 đơn vị bài học, được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiếng Nhật ở trình độ tiền trung cấp, nghe mô tả tranh, câu hỏi và đáp, hội thoại ngắn; |
-Nhận biết dạng đề thi nghe, bẫy và các thủ thuật khi nghe môt tả tranh, hỏi đáp và bài hội thoại ngắn. Vận dụng các đối thoại trong công việc và cuộc sống hàng ngày. |
33 |
Writing Level 2 |
1 |
- Câu ghép và mệnh đề trạng ngữ nhằm để viết mô tả tranh dựa trên các từ gợi ý cho sẵn. |
- Ngôn ngữ để giải thích vấn đề, đưa ra yêu cầu và đề nghị, đưa ra mệnh lệnh và mệnh lệnh lịch sự trong viết e-mail phản hồi, |
- Câu chủ đề, từ nối giữa các ý chính và dàn ý của bài luận trình bày quan điểm. |
34 |
Speaking Level 2 |
1 |
- Các từ và âm dễ nhầm lẫn, trọng âm và ngữ điệu trong Tiếng Anh |
- Trật tự của tính từ, động từ khiếm khuyết |
- Các cấu trúc và từ vựng để mô tả nơi chốn, ngoại hình, cảm xúc |
- Câu hỏi với Who/What/Which/Where/When/Why/How và các câu trả lời có thể có |
- Các cách diễn đạt phổ biến về khoảng thời gian, tần suất, số lượng, hỗ trợ một quan điểm, đưa ra lý do |
- Từ vựng liên quan đến công việc, phòng ban, nơi chốn, cụm từ chỉ thời gian, tiền bạc, các con số |
- Các loại tranh về người, vật thể và cảnh |
- Các loại câu hỏi phỏng vấn thông thường, câu hỏi về giải trí và thực phẩm |
- Các văn bản thông tin như quảng cáo, memo, lịch trình sự kiện, lịch hội nghị, lộ trình |
- Các dạng bài tập Nói TOEIC bao gồm Đọc lớn một đoạn văn, Mô tả tranh, Trả lời câu hỏi, Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin cho sẵn. |
35 |
Hàn ngữ trung cấp 2 |
2 |
- Vận dụng được vốn từ vựng và ngữ pháp đã học để nói về nguyện vọng và mục đích của bản thân, cách miêu tả giải thích lý do, nói về kinh nghiệm và cho lời khuyên, cách nói phỏng đoán và giả định, nói về kế hoạch, thông tin cá nhân... |
36 |
Nhật ngữ trung cấp 2 |
2 |
- Chương trình trong học phần này được thiết kế gồm 9 đơn vị bài học, được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiếng Nhật ở trình độ tiền trung cấp, nghe mô tả tranh, câu hỏi và đáp, hội thoại ngắn; |
- Nhận biết dạng đề thi nghe, bẫy và các thủ thuật khi nghe môt tả tranh, hỏi đáp và bài hội thoại ngắn. Vận dụng các đối thoại trong công việc và cuộc sống hàng ngày. |
37 |
Reading Level 3 |
1 |
- Chức năng của To-infinitive và Gerund, các động từ theo sau To-infinitive và Gerund |
- Các hình thức so sánh của tính từ và trạng từ |
- Các thể loại bài đọc như Bảng thông tin, Thư mời, Hoá đơn, Lịch trình và Bảng điều tra |
38 |
Listening Level 3 |
1 |
- Các từ vựng phổ biến liên quan đến giao thông, trang thiết bị, dụng cụ, giá cả, thời tiết, công việc |
- Các cụm giới từ phổ biến |
- Hình thức của động từ gồm Quá khứ phân từ và V-ing |
- Các cấu trúc câu hỏi với What/ Who/ When/ How; Be/ Do/ Have/ Can/ Could/ Will/ Would/ Should/ May và các câu trả lời có thể được cho những câu hỏi này |
- Các dạng bài tập Nghe TOEIC bao gồm Mô tả tranh, Hỏi-Đáp, Hội thoại ngắn và Bài nói ngắn. |
39 |
Tiếng Hàn cao cấp 1 |
2 |
- Vận dụng được vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu giao tiếp ở trình độ cao cấp liên quan đến các chủ đề sinh hoạt ở trường, đối nhân xử thế, sức khỏe, shopping, nấu ăn, ngân hàng, tính cách... |
40 |
Nhật ngữ cao cấp 1 |
2 |
- Chương trình trong học phần này được thiết kế gồm 9 đơn vị bài học, được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về tiếng Nhật ở trình độ tiền cao cấp, nghe mô tả tranh, câu hỏi và đáp, hội thoại ngắn; |
- Nhận biết dạng đề thi nghe, bẫy và các thủ thuật khi nghe môt tả tranh, hỏi đáp và bài hội thoại ngắn. Vận dụng các đối thoại trong công việc và cuộc sống hàng ngày. |
41 |
Writing Level 3 |
1 |
- Mệnh đề tính từ, mệnh đề danh từ và thể bị động |
- Ngôn ngữ để đưa ra lời hướng dẫn và chỉ đường, đưa ra lời yêu cầu và trả lời yêu cầu trong viết e-mail phản hồi |
- Viết một đoạn mở bài hoàn chỉnh, phát triển ý bằng cách đưa ra các lý do và ví dụ của bài luận trình bày quan điểm |
42 |
Speaking Level 3 |
1 |
- Tính mạch lạc trong câu, hình thức so sánh |
- Các cụm từ thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày và tại nơi làm việc |
- Các loại tin nhắn thoại và các cụm từ thường dùng |
- Cách diễn đạt xin lỗi, hiểu rõ vấn đề, đưa ra lý do, đề xuất giải pháp |
- Các cụm từ phổ biến để bày tỏ quan điểm |
- Các chủ đề phổ biến về bày tỏ quan điểm |
- Các dạng bài tập Nói TOEIC bao gồm Mô tả tranh, Trả lời câu hỏi, Trả lời câu hỏi dựa vào thông tin cho sẵn, Đề xuất một giải pháp, và Trình bày một quan điểm |
43 |
Hàn ngữ cao cấp 2 |
2 |
- Sử dụng được vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và mẫu câu giao tiếp ở trình độ cao cấp liên quan đến các chủ đề như chuyển nhà, du lịch, internet, hy vọng, phim ảnh, nghi lễ... |
44 |
Nhật ngữ cao cấp 2 |
2 |
- Nắm và vận dụng tốt những từ vựng trong bài. |
- Nắm vững các đặc điểm ngữ pháp, đọc hiểu và thuật lại được nội dung bài khóa. |
- Vận dụng tốt vào giao tiếp. |
45 |
Ngữ âm & chữ viết tiếng Trung |
2 |
- Học phần này nhằm giúp sinh viên nhận ra và phát âm đúng các âm tố trong tiếng Trung. Học phần này còn nhằm giúp sinh viên làm quen với hệ thống chữ viết tiếng Trung Quốc, nắm được các nét cơ bản của chữ viết, các quy tắc bút thuận, các quy tắc kết cấu của chữ Hán; |
- Giúp sinh viên có thể nói tiếng Trung một cách tự nhiên và theo đúng chuẩn của người bản ngữ, và giúp sinh viên hình thành kỹ năng viết chữ Hán; |
- Chuyên cần, số giờ lên lớp theo đúng thời gian quy định. Hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên theo nội dung bài trên lớp, bài tập luyện ở nhà, tham gia semina môn học. Tự nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới nội dung môn học. Tham gia đầy đủ kỳ thi giữa và cuối kỳ. |
46 |
Từ vựng tiếng Trung |
2 |
- Nắm được cơ sở lý luận và các kiến thức cơ bản về từ vựng học, ngữ nghĩa học; |
- Có kỹ năng phân tích và giải thích nghĩa từ, phong phú vốn từ vựng bản thân, nâng cao khả năng vận dụng từ. Lấy đó làm cơ sở để học các học phần tiếp theo thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. |
47 |
|
2 |
-Nhận biết các từ loại trong tiếng Trung Quốc; |
Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại 1 |
-Nắm vững chức năng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản; |
|
-Vận dụng linh hoạt trong giao tiếp. |
48 |
|
|
- Lý thuyết cơ bản liên quan đến những nội dung trong chương trình; |
|
|
- Nhận dạng và sửa các lỗi thường gặp liên quan đến những vấn đề đã học trong chương trình; |
Ngữ pháp Hán ngữ hiện đại 2 |
2 |
- Vận dụng lý thuyết đã học để bổ trợ cho phần thực hành tiếng và các môn học kế tiếp; có ý thức tự hoàn thiện cách diễn đạt nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất; có khả năng vận dụng lý thuyết đã học để chủ động nghiên cứu sâu hơn các vấn đề thuộc lĩnh vực này; nhận thức rõ ràng về mục đích ứng dụng thực tiễn của môn học này. |
49 |
Ngữ pháp cho khảo sát HSK |
3 |
- Nắm vững kiến thức ngữ pháp như lượng từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, động từ năng nguyện, các mẫu câu thường dùng, bổ ngữ, trật tự câu… |
- Nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc một cách tự nhiên và thành thục; |
- Sử dụng đúng và quy phạm tiếng Trung Quốc trong giao tiếp. |
50 |
Hán ngữ cổ đại |
2 |
- Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về tiếng Trung Quốc cổ; |
- Nắm được cách sử dụng của các từ thường dùng trong tiếng Trung Quốc cổ, hỗ trợ cho việc học cũng như nghiên cứu của sinh viên về tiếng Trung Quốc giai đoạn nâng cao. |
51 |
Tiếng Trung trong Công nghệ thông tin |
2 |
- Phương thức xử lý văn bản bằng tiếng Trung Quốc và chữ Nôm; |
- Cài đặt thông thạo, xử lý văn bản chuyên nghiệp bằng tiếng Trung; |
- Sử dụng kiến thức được học để xử lý các công việc liên quan bằng thiết bị thông minh hoặc máy tính. |
52 |
Khái quát lịch sử Trung Hoa |
2 |
- Giúp sinh viên nắm được một cách khái quát những vấn đề cơ bản về đất nước, con người Trung Hoa qua các thời kỳ phát triển xã hội; |
- Những hiểu biết đó góp phần quan trọng hình thành khối kiến thức ngôn ngữ văn hóa tổng hợp của sinh viên. Mặt khác thông qua tìm hiểu nội dung môn học, nâng cao trình độ thực hành tiếng của sinh viên. |
53 |
Văn học Trung Quốc |
2 |
- Giúp sinh viên nắm được cả qúa trình cũng như các thời kỳ phát triển cụ thể của văn học Trung Quốc Giúp sinh viên nắm được một cách khái quát những vấn đề cơ bản về văn học Trung Quốc qua các thời kỳ phát triển xã hội; |
- Nắm được các thành tựu nổi bật với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của từng thời kì. Lấy đó làm cơ sở để học các học phần tiếp theo thuộc trích giảng văn học. Những hiểu biết đó góp phần quan trọng hình thành khối kiến thức ngôn ngữ văn hóa tổng hợp của sinh viên. Mặt khác thông qua tìm hiểu nội dung môn học, nâng cao trình độ thực hành tiếng của sinh viên. |
54 |
Văn hóa Trung Hoa |
2 |
- Học phần giúp sinh viên nắm được các chuyên đề về lịch sử, văn hóa dân gian, văn hóa tín ngưỡng, văn học, kiến trúc, tư tưởng Trung Quốc; |
- Thông qua môn học trau dồi kiến thức ngôn ngữ, đặc biệt là các yếu tố văn hóa được chuyển tải qua ngôn ngữ. Từ đó sinh viên nắm được các nét văn hóa cơ bản, làm nền tảng cho việc hiểu và vận dụng ngôn ngữ thuần thục hơn; xây dựng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, giá trị thẩm mĩ cho sinh viên. |
55 |
Dẫn luận |
1 |
- Nắm bắt những khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ và một số vấn đề hữu quan như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ ngôn ngữ và tư duy, phân loại ngôn ngữ… |
- Nắm bắt những khái niệm căn bản về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ phận, từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng... của ngôn ngữ; |
- Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được được giới thiệu; |
- Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ. |
56 |
Đọc (tiếng Trung) 1 |
2 |
- Có khả năng đọc hiểu những ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, với lượng từ mới phi then chốt không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 130 âm tiết/phút, độ hiểu chính xác trên 70%. Nắm vững kiến thức ngôn ngữ tiếng TQ trình độ trung cấp, những yếu tố văn hoá chuyển tải trong ngôn ngữ Hán; |
- Có khả năng nghe viết khoảng 10~ 15 chữ/phút, tốc độ chép bài 18~20 chữ/phút; |
- Nắm vững kỹ năng đọc cơ bản. Biết viết những đọan văn độc lập, khả năng chép trên 70% nội dung tiếp thu trên lớp. Trong khoảng thời gian 2 tiết viết được đoạn văn kể chuyện hay bức thư có ý nghĩa hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, khoảng trên 400 chữ. |
|
|
|
57 |
Nói (tiếng Trung) 1 |
2 |
- Ghi nhớ được từ vựng và cấu trúc giao tiếp thông dụng liên quan các chủ đề được học; |
- Nắm được các kỹ năng nói, kĩ năng thuyết trình căn bản (nhấn mạnh, cao độ, ngữ điệu...) trong từng nội dung được học; |
- Vận dụng các kỹ năng Nói được hướng dẫn, kết hợp với vốn từ đã học vào việc giao tiếp thảo luận, thuyết trình về các vấn đề liên quan đến bài học |
58 |
Viết (tiếng Trung) 1 |
2 |
- Có khả năng viết các chữ Hán đã được học trong các học phần Nghe 1, nói 1, đọc 1. Có khả năng nghe viết khoảng 10~15 chữ/phút, tốc độ chép bài 15 ~ 20 chữ / phút; |
- Nắm vững các nét, các bộ thủ cơ bản trong hệ thống chữ Hán. Viết thành thạo các chữ Hán đã được học, biết viết những đọan văn ngắn độc lập, khả năng chép trên 70 % nội dung tiếp thu trên lớp. |
59 |
Nghe (tiếng Trung) 1 |
2 |
- Nghe hiểu ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, từ mới không quá 2%. Tốc độ nghe 160–180 âm tiết/phút. Hội thoại theo những chủ điểm giao tiếp xã hội, liên quan đến giao tiếp thông thường và giao tiếp liên văn hóa; |
- Nắm chắc kĩ năng nghe kỹ và bước đầu có kỹ năng nghe lướt. khả năng diễn đạt thành đoạn tương đối lưu loát để phát biểu suy nghĩ của mình. đọc thành tiếng lưu lóat ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới, với tốc độ đọc 160-180 âm tiết/phút. |
60 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 1 |
3 |
-Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên phải đạt được mục tiêu nắm vững kiến thức ngữ âm cơ bản, kiến thức cơ bản về chữ Hán; |
- Bước đầu hình thành kỹ năng giao tiếp tiếng Trung Quốc (chủ yếu là nghe và nói) bằng các câu thường dùng trên lớp và ngoài lớp học; |
- Phát âm thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu và biến điệu về cơ bản chính xác, biết phiên âm La tinh, đánh thanh điệu, độ chính xác đạt trên 90%; |
- Viết chữ Hán đúng nét và đúng qui tắc thuận bút. |
61 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 2 |
3 |
-Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên phải đạt được mục tiêu: |
* Ngữ âm: Về cơ bản phát âm chính xác trọng âm từ, trọng âm câu, vần uốn lưỡi, âm tiết từ và câu. Có ngữ điệu tương đối chính xác khi hội thoại; |
* Từ vựng: Hiểu và nắm chắc cách dùng của nét nghĩa thông dụng đạt trên 90%, biết cách tra từ điển; |
* Ngữ pháp: Nắm các điểm ngữ pháp trong học phần đạt trên 95%; |
* Chữ Hán: Biết đọc, biết viết các chữ đã học; |
- Kỹ năng: Nghe hiểu ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, từ ngữ mới không quá 1%, tốc độ nghe 120 âm tiết/phút; |
- Nói: Có khả năng hội thoại theo chủ điểm sinh họat thông thường với ngữ điệu tự nhiên, trọng âm từ, trọng âm câu và ngừng ngắt chính xác. Có khả năng đọc thành tiếng những ngôn bản không có từ mới và hiện tượng ngữ pháp mới, với tốc độ 120 âm/phút; |
- Đọc: Bước đầu hình thành kỹ năng đọc hiểu, đọc hiểu được ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới và có lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 120 âm-tiết/phút, mức độ hiểu chính xác đạt trên 90%; |
- Viết: Tốc độ nghe viết khoảng 12-15 chữ/phút, tốc độ chép bài khoảng 15-18 chữ/phút. Biết viết những bài văn ứng dụng đơn giản theo các chủ điểm đã học. |
62 |
Nói (tiếng Trung) 2 |
2 |
- Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên phải đạt được mục tiêu: trong giao tiếp, có khả năng diễn đạt lưu loát một vấn đề hoàn chỉnh (có chuẩn bị trước và không có chuẩn bị trước). Có khả năng hội thoại theo những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
- Có khả năng bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng hoặc tình cảm của mình trước một tình hình thực tế. |
63 |
Viết (tiếng Trung) 2 |
2 |
|
- Có khả năng viết các chữ Hán đã được học trong các học phần Nghe 2, nói 2, đọc 2. Có khả năng nghe viết khoảng 15 ~ 20 chữ/phút, tốc độ chép bài 20 ~ 25 chữ /phút; |
- Nắm vững các nét, các bộ thủ cơ bản trong hệ thống chữ Hán. Viết thành thạo các chữ Hán đã được học, biết viết những đọan văn ngắn độc lập, khả năng chép trên 70% nội dung tiếp thu trên lớp. |
|
64 |
Nghe (tiếng Trung) 2 |
2 |
- Nghe hiểu ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, từ mới không quá 2%. Tốc độ nghe 180 – 200 âm tiết/phút. Hội thoại theo những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
- Nắm chắc kĩ năng nghe kỹ và bước đầu có kỹ năng nghe lướt. khả năng diễn đạt thành đoạn tương đối lưu loát để phát biểu suy nghĩ của mình. Đọc thành tiếng lưu loát ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới, với tốc độ đọc 180 – 200 âm tiết/phút. |
65 |
Đọc (tiếng Trung) 2 |
2 |
- Phương pháp đọc hiểu ngôn bản có chủ điểm gần với bài học không có hiện tượng ngữ pháp mới, với lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 150 âm tiết/phút, độ hiểu chính xác trên 80%; |
- Có khả năng đọc lướt những ngôn bản thông thường mà hiện tượng ngữ pháp không quá 1%, lượng từ mới không quá 3%, tốc độ đọc khoảng 170 ~180 âm tiết/phút, độ hiểu chính xác trên 80%. Có năng lực tra cứu và đọc hiểu các tài liệu liên quan đến chương trình học tập trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà. |
66 |
Nói (tiếng Trung) 3 |
2 |
- Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên phải đạt được mục tiêu: trong giao tiếp, có khả năng diễn đạt lưu loát một vấn đề hoàn chỉnh (có chuẩn bị trước và không có chuẩn bị trước).có khả năng hội thoại theo những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
|
- Có khả năng bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng hoặc tình cảm của mình trước một tình hình thực tế. |
67 |
Viết (tiếng Trung) 3 |
2 |
- Có khả năng viết các chữ Hán đã được học trong các học phần Nghe3, nói 3, đọc 3. Có khả năng nghe viết khoảng 25~35 chữ/phút, tốc độ chép bài 35~40 chữ / phút; |
- Viết thành thạo các chữ Hán đã được học, biết viết những đọan văn ngắn độc lập, khả năng chép trên 80 % nội dung tiếp thu trên lớp. Bắt đầu tự viết các bài văn chính luận đơn giản. |
68 |
Nghe (tiếng Trung) 3 |
2 |
- Nghe hiểu ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, từ mới không quá 5%. Tốc độ nghe 180 – 200 âm tiết/phút. Hội thoại theo những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
- Nắm chắc kĩ năng nghe kỹ và bước đầu có kỹ năng nghe lướt. khả năng diễn đạt thành đoạn tương đối lưu loát để phát biểu suy nghĩ của mình. đọc thành tiếng lưu lóat ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới, với tốc độ đọc 180-200 âm tiết/phút. |
69 |
Đọc (tiếng Trung) 3 |
2 |
- Ghi nhớ được từ vựng và cấu trúc câu , cấu trúc ngữ đoạn và đoạn văn liên quan các chủ đề được học; |
- Kỹ năng đọc kỹ, đọc hiểu, đọc lướt, đọc kiểm tra v.v….từ đó giúp người học đọc hiểu ngôn bản có chủ điểm gần với bài học không có hiện tượng ngữ pháp mới, với lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 140 âm tiết /phút, độ hiểu chính xác trên 70%. Có khả năng đọc lướt những ngôn bản thông thường mà hiện tượng ngữ pháp không quá 2%, lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 130 ~ 150 âm tiết/phút, độ hiểu chính xác trên 80 %. |
70 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 3 |
3 |
Kiến thức: Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên phải đạt được mục tiêu: |
* Ngữ âm: Có khả năng phân biệt nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Nắm vững qui luật biến âm trong chuỗi lời nói. Phát âm chuẩn xác chữ, từ và câu, đảm bảo ngữ điệu, ngữ khí tương đối chính xác; |
* Từ vựng: Học được khoảng 200 từ mới, hiểu và nắm chắc các nét nghĩa thông dụng cũng như cách dùng của từ (nhất là các động từ chính, các hư từ thường dùng) đạt trên 90%. Sử dụng từ điển tương đối thành thạo; |
* Ngữ pháp: Nắm chắc các điểm ngữ pháp xuất hiện trong học phần, nắm vững cách dùng mở rộng của các mẫu câu cơ bản; |
*Nghe: Nghe hiểu lời đối thoại, lời giảng của thầy, nghe hiểu các ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, có lượng từ mới không quá 2%, với tốc độ khoảng 140 âm tiết/phút. Nắm chắc kĩ năng nghe và bước đầu có kỹ năng nghe lướt; |
*Nói: Có khả năng hội thoại đúng ngữ âm, ngữ điệu theo đúng những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường, bước đầu có khả năng diễn đạt tương đối lưu loát thành đoạn liền ý những suy nghĩ của bản thân. Đọc thành tiếng được những ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới với tốc độ 160 âm tiết/phút; |
*Đọc: Đọc hiểu những ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, có lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 150 âm tiết/phút, mức độ hiểu chính xác trên 80%; |
*Viết: Tốc độ nghe viết khoảng 15-18 chữ/phút, tốc độ chép bài khoảng 18-20 chữ/phút. Có khả năng ghi chép nội dung tiếp thu trên lớp ở mức trên 70%. Viết được những bài văn kể chuyện với nội dung hoàn chỉnh khoảng trên 200 chữ trong thời gian 90 phút; |
71 |
Tiếng Trung Quốc tổng hợp 4 |
3 |
- Học được khoảng 400 từ mới, hiểu và nắm chắc các nét nghĩa thông dụng cũng như cách dùng của từ (nhất là các động từ chính, các hư từ thường dùng) đạt trên 90%. Sử dụng từ điển tương đối thành thạo; |
- Nắm chắc các điểm ngữ pháp xuất hiện trong học phần, nắm vững cách dùng mở rộng của các mẫu câu cơ bản; |
- Nghe hiểu lời đối thoại, lời giảng của thầy, nghe hiểu các ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, có lượng từ mới không quá 3%, với tốc độ khoảng 150 âm tiết/phút. Nắm chắc kĩ năng nghe và bước đầu có kỹ năng nghe lướt; |
- Có khả năng hội thoại đúng ngữ âm, ngữ điệu theo đúng những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường, bước đầu có khả năng diễn đạt tương đối lưu loát thành đoạn liền ý những suy nghĩ của bản thân. Đọc thành tiếng được những ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới với tốc độ 160 âm tiết/phút; |
- Đọc hiểu những ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, có lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 150 âm tiết/phút, mức độ hiểu chính xác trên 80%; |
72 |
Nói (tiếng Trung) 4 |
2 |
- Sinh viên phải đạt được mục tiêu: trong giao tiếp, có khả năng diễn đạt lưu loát một vấn đề hoàn chỉnh (có chuẩn bị trước và không có chuẩn bị trước). Có khả năng hội thoại theo những chủ điểm sinh hoạt, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
- Có khả năng bày tỏ suy nghĩ, nguyện vọng hoặc tình cảm của mình trước một tình hình thực tế. |
73 |
Nghe (tiếng Trung) 4 |
2 |
- Nghe hiểu ngôn bản không có hiện tượng ngữ pháp mới, từ mới không quá 5%. Tốc độ nghe 180 – 200 âm tiết/phút. Hội thoại theo những chủ điểm sinh họat, học tập và giao tiếp xã hội thông thường; |
- Nắm chắc kĩ năng nghe kỹ và bước đầu có kỹ năng nghe lướt. khả năng diễn đạt thành đoạn tương đối lưu loát để phát biểu suy nghĩ của mình. đọc thành tiếng lưu loát ngôn bản không có từ ngữ và hiện tượng ngữ pháp mới, với tốc độ đọc 180-200 âm tiết/phút. |
74 |
Đọc (tiếng Trung) 4 |
2 |
-Tích lủy được từ vựng và cấu trúc câu, cấu trúc ngữ đoạn và đoạn văn liên quan các chủ đề được học; |
-Đọc kỹ, đọc hiểu, đọc lướt, đọc kiểm tra v.v….từ đó giúp người học đọc hiểu ngôn bản có chủ điểm gần với bài học không có hiện tượng ngữ pháp mới, với lượng từ mới không quá 2%, tốc độ đọc khoảng 160 âm tiết /phút, độ hiểu chính xác trên 80%. Có khả năng đọc lướt những ngôn bản thông thường mà hiện tượng ngữ pháp không quá 2%, lượng từ mới không quá 3%, tốc độ đọc khoảng 170~180 âm tiết/phút, độ hiểu chính xác trên 80 %. |
75 |
Viết (tiếng Trung) 4 |
|
- Có khả năng viết các chữ Hán đã được học trong các học phần Nghe 4, nói 4, đọc 4. Có năng nghe viết khoảng 20~25 chữ/phút, tốc độ chép bài 25~30 chữ/ phút; |
2 |
-Nắm vững các nét, các bộ thủ cơ bản trong hệ thống chữ Hán. Viết thành thạo các chữ Hán đã được học, biết viết những đọan văn ngắn độc lập, khả năng chép trên 80 % nội dung tiếp thu trên lớp. Bắt đầu tự viết các bài văn chính luận, các văn bản chuyên nganh phức tạp hơn. |
76 |
Tiếng Trung thương mại |
3 |
- Nhận biết kiến thức và tầm quan trọng của lĩnh vực Thương mại đối với Trung Quốc nói riêng và toàn cầu nói chung. |
- Hiểu được cách diễn đạt 4 kĩ năng theo các chủ điểm liên quan đến chuyên ngành Thương mại với kiến thức trọng tâm, cách dùng từ và vận dụng từ chuẩn xác. |
- Sử dụng một cách chính xác các từ ngữ chuyên ngành khi tiến hành hội thoại chuyên ngành Thương Mại, nắm được các kiến thức bài đọc hiểu, áp dụng vào giao tiếp, biết viết những bài văn ứng dụng đơn giản theo các chủ điểm đã học. |
77 |
Tiếng Trung trong báo chí |
3 |
-Nắm vững kiến thức trong quá trình học ngôn ngữ báo chí. Nắm vững ngôn từ thường gặp của báo chí, nhất là các kết cấu ngữ pháp thường xuất hiện trong văn viết; |
-Học phần chú đến các kỹ năng luyện tập như nhấn mạnh chữ, từ ngữ, câu và đoạn văn trong các bài học. Thông qua dạy học ngôn ngữ để giới thiệu văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là xã hội Trung Quốc đương đại.Mỗi bài học được thiết kế theo kiến thức và nội dung cập nhật thường ngày trong báo chí thường gặp như các vấn đề về việc làm, hôn nhân, du lịch, kinh tế…mỗi bài học có từ 1-2 bài đọc thêm về các vấn đề liên quan đến báo chí nhằm nâng cao năng lực và tốc độ đọc, dịch cho học sinh với mục tiêu rèn luyện kỹ năng đọc lướt, đọc kỹ. Phần bài tập chủ yếu rèn luyện khả năng đọc hiểu nhanh của học sinh thông qua trắc nghiệm về từ ngữ, ngữ pháp, các kết cấu câu và phán đoán đúng sai theo phương pháp trắc nghiệm khách quan và một số bài viết tự luận. |
-Nắm vững kiến thức trong quá trình học ngôn ngữ báo chí. Nắm vững ngôn từ thường gặp của báo chí, nhất là các kết cấu ngữ pháp thường xuất hiện trong văn viết; |
- Mỗi bài học được thiết kế theo kiến thức và nội dung cập nhật thường ngày trên báo chí. |
78 |
Khảo sát trình độ Hán ngữ (HSK) |
3 |
- Bước đầu làm quen hình thức thi HSK ở các kỹ năng Nghe, Ngữ pháp, Đọc hiểu, điền tổng hợp; |
- Rèn luyện kỹ năng thi trắc nghiệm trình độ sơ đến trung cấp HSK3 đến HSK4. |
- Tiếp tục nâng cao trình độ thi HSK cấp độ cao hơn ở các kỹ năng Nghe, đọc hiểu, biểu đạt tổng hợp; |
- Rèn luyện kỹ năng thi trắc nghiệm trình độ cao cấp HSK5 và HSK6. |
79 |
Chữ Hán và Văn hóa |
3 |
- Giúp sinh viên nắm vững một cách khái quát những vấn đề quan trọng như yếu tố văn hóa là một nôi dung quan trọng không thể thiếu trong dạy học Hán ngữ cũng như mối quan hệ giữa chữ Hán và văn hóa, giữa ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa, đồng thời giới thiệu những hiện tượng văn hóa được phản ánh trong chữ Hán; |
- Rèn luyện và nâng cao kiến thức tổng hợp về chữ Hán và văn hóa cho sinh viên. Mặt khác thông qua tìm hiểu nội dung môn học, sẽ nâng cao trình độ thực hành tiếng của sinh viên. |
80 |
Tranh tài giải pháp PBL 1 |
1 |
- Liên hệ kiến thức đã có và đã học để thực hiện dự án theo nhóm. |
- Phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo, và các kỹ năng xã hội như làm việc nhóm, phân tích, tranh luận, thương lượng, đánh giá, thuyết trình … |
81 |
Tranh tài giải pháp PBL 2 |
1 |
Nhận biết kiến thức theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo, các kỹ năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng v.v.. |
82 |
Tranh tài giải pháp PBL 3 |
1 |
-Nhận biết được phương pháp cũng như các bước để thực hiện một đồ án; |
-Vận dụng các kỹ năng giúp người học phát triển năng lực đọc tài liệu, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng viết báo cáo, các kỹ năng xã hội như: làm việc nhóm, thuyết trình, tranh luận, thương lượng vào việc thực hiện đồ án; |
- Biên soạn và bảo vệ đồ án. |
83 |
Ngôn ngữ học đối chiếu (tiếng Trung) |
2 |
-Trang bị những kiến thức cơ bản, những phương pháp, thao tác cụ thể để sinh viên có thể phân tích, so sánh tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ mà mình đang học, tìm điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ. |
84 |
Lý thuyết Biên - Phiên dịch (tiếng Trung) |
3 |
-Trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu về lịch sử thực hành và nghiên cứu dịch thuật, hướng dẫn ứng dụng những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực hành dịch; |
- Cung cấp một số khái niệm và thuật ngữ tương ứng về ngôn ngữ học, ngôn ngữ học đối chiếu; lý thuyết dịch đại cương. Biết tiêu chí phấn đấu của người biên-phiên dịch, biết xử lý các tình huống khi dịch; |
-Nắm bắt tương đối toàn diện về dịch đối chiếu Hán-Việt và Việt-Hán, sự giống nhau và khác nhau về cách dùng từ vựng, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách đặt câu… cũng như các yếu tố văn hoá đi kèm khi tiến hành dịch đối chiếu. Nắm bắt cách thức xử lý các trường hợp khi tiến hành dịch nói và dịch viết đối chiếu giữa tiếng Hán và tiếng Việt. |
85 |
Phiên dịch (tiếng Trung) |
3 |
- Nắm được kỹ năng phân tích ngữ pháp, liên kết văn bản trong văn bản tiếng Trung và tiếng Việt, tìm chỗ bất hợp lí và khắc phục (nếu có); |
- Nắm bắt thủ pháp dịch các thể loại văn bản khác nhau với những cấu trúc cú pháp tương đối phức tạp. Vận dụng các kỹ năng phiên dịch được hướng dẫn, kết hợp với vốn từ đã học vào việc phiên dịch các lĩnh vực liên quan cho công việc sau này. |
86 |
Biên dịch (tiếng Trung) |
3 |
-Nắm được kỹ năng phân tích ngữ pháp, liên kết văn bản trong văn bản tiếng Trung và tiếng Việt, tìm chỗ bất hợp lí và khắc phục (nếu có); |
-Tìm phương án dịch bảo đảm, thích hợp ở cấp độ từ vựng và ngữ pháp. Vận dụng các kỹ năng biên dịch được hướng dẫn, kết hợp với vốn từ đã học vào việc biên dịch các lĩnh vực liên quan cho công việc sau này. |
87 |
Phiên dịch tiếng Trung trong Du lịch |
3 |
- Giúp người học đi sâu nghiên cứu mở rộng tầm hiểu biết hoặc tăng cường kỹ năng dịch một chuyên ngành cụ thể nào đó; |
- Nắm bắt tính lý luận và tính thực tiễn trong dịch du lịch. Hoàn thiện dần kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí các tình huống khi hướng dẫn du lịch. Có kỹ năng chọn phương án tối ưu để truyền đạt được mục tiêu thông báo của nguyên bản. |
88 |
Dịch thuật trong Khoa học – Kĩ thuật |
2 |
- Giúp người học đi sâu nghiên cứu mở rộng tầm hiểu biết hoặc tăng cường kỹ năng dịch một chuyên ngành cụ thể nào đó; |
- Rèn luyện kỹ năng chọn phương án tối ưu để truyền đạt được mục tiêu thông báo của nguyên bản. Nắm được các thuật ngữ KHKT và Công nghệ thông tin. Hoàn thiện dần kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí các văn bản khoa học kỹ thuật, vi tính… |
89 |
Dịch thuật trong Tài chính (tiếng Trung) |
2 |
- Đi sâu nghiên cứu mở rộng tầm hiểu biết hoặc tăng cường kỹ năng dịch chuyên ngành Tài chính tiền tệ; |
- Hoàn thiện dần kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí các văn bản tài chính, tiền tệ, ngân hàng… Rèn luyện kỹ năng chọn phương án tối ưu để truyền đạt được mục tiêu thông báo của nguyên bản. |
90 |
Dịch thuật trong Tin tức - Thời sự |
2 |
- Đi sâu nghiên cứu mở rộng tầm hiểu biết hoặc tăng cường kỹ năng dịch Tin tức thời sự; |
- Rèn luyện kỹ năng chọn phương án tối ưu để truyền đạt được mục tiêu thông báo của nguyên bản. |
91 |
Lý thuyết Biên-phiên dịch (tiếng Trung) |
3 |
-Trang bị cho học sinh những kiến thức tối thiểu về lịch sử thực hành và nghiên cứu dịch thuật, hướng dẫn ứng dụng những kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực hành dịch; |
- Cung cấp một số khái niệm và thuật ngữ tương ứng về ngôn ngữ học, ngôn ngữ học đối chiếu; lý thuyết dịch đại cương. Biết tiêu chí phấn đấu của người biên-phiên dịch, biết xử lý các tình huống khi dịch; |
-Nắm bắt tương đối toàn diện về dịch đối chiếu Hán-Việt và Việt-Hán, sự giống nhau và khác nhau về cách dùng từ vựng, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách đặt câu… cũng như các yếu tố văn hoá đi kèm khi tiến hành dịch đối chiếu. Nắm bắt cách thức xử lý các trường hợp khi tiến hành dịch nói và dịch viết đối chiếu giữa tiếng Hán và tiếng Việt. |
92 |
Giao tiếp liên văn hoá |
2 |
- Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên sẽ tích luỹ được những kiến thức cơ bản về giao thoa văn hoá; |
- Thông qua tìm hiểu nội dung môn học, nâng cao trình độ thực hành tiếng của sinh viên. Vận dụng cáckiến thức giao thoa văn hóa để khi tiến hành giao tiếp tránh vấp phải các lỗi về nghi thức giao tiếp cũng như các yếu tố văn hóa trong giao tiếp liên văn hóa. |
|
93 |
Ngôn ngữ học đối chiếu (tiếng Trung) |
|
-Trang bị những kiến thức cơ bản, những phương pháp, thao tác cụ thể để sinh viên có thể phân tích, so sánh điểm giống và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ đang học. |
2 |
94 |
Thực tập tốt nghiệp |
2 |
Thực tập tốt nghiệp là một một phần quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Chương trình thực tập này là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập và môi trường xã hội thực tiễn. Nội dung của chương trình thực tập hướng tới việc rèn luyện cho sinh viên khả năng độc lập trong tư duy và xử lý công việc. |
95 |
Khóa luận tốt nghiệp |
3 |
Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn với những lý thuyết đã học trên giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về việc áp dụng luật trong thực tế cuộc sống. Làm quen với các công việc thực tế liên quan đến ngoại ngữ tiếng Trung. |