star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại và tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng


Verbal quantifiers in Modern Chinese and subjective perception of the using subject

Đặng Thụy Liêna,b[1]

Dang Thuy Liena,b*

aViện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Cao, Trường Ðại học Duy Tân, Ðà Nẵng, Việt Nam

bKhoa Tiếng Trung, Trường Ðại học Duy Tân, Ðà Nẵng, Việt Nam

aInstitute of Research and Development, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam

bFaculty of Chinese Language, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam

(Ngày nhận bài: 20/01/2021, ngày phản biện xong: 25/01/2021, ngày chấp nhận đăng: 08/02/2021)

______________________________________________________________________________

Tóm tắt

Động lượng từ trong Hán ngữ hiện đại là từ dùng để biểu thị số lần phát sinh, thay đổi biến hóa, số lần lặp lại, biên độ hoạt động và thời gian kéo dài của hành vi, động tác. Căn cứ thuộc tính và đặc trưng của hành vi, động tác được tri nhận qua tư duy của người nói, động từ và động lượng từ sẽ có mối quan hệ qua lại theo kiểu “một kết hợp với nhiều” và “nhiều kết hợp với một”. Tuy nhiên, động từ nào kết hợp với động lượng từ nào, hoặc ngược lại, thường không có tính ngẫu nhiên, mà tuân theo một nguyên tắc kết hợp nhất định. Bài viết này đi sâu phân tích việc phân loại động lượng từ dựa theo nhận thức, tư duy chủ quan của chủ thể sử dụng, phân tích các điều kiện và nguyên tắc kết hợp giữa động lượng từ và động từ, đồng thời phân tích tính chủ quan của chủ thể sử dụng dưới góc độ tri nhận ngôn ngữ, từ đó có thể giúp người học hạn chế những lỗi sai khi kết hợp hai thành phần này.

Từ khóa: Động lượng từ; động từ; tri nhận chủ quan.

Abstract

Verbal quantifiers are words used to denote the number of occurrences, transformations and repetitions, operating amplitude as well as duration of behaviors and movements. Based on the properties and characteristics of behaviors and movements perceived through the speaker's thinking, verbs and verbal quantifiers are related in form of “one combines with many” and “many combine with one”. However, their combinations are usually not random, but follow a certain principle of association. This article analyzes deeply the classification of verbal quantifiers based on perception and subjective thinking of subjects, the conditions and principles of combining verbs and verbal quantifiers as well as the subjectivity of subjects in terms of language cognition, whereby can help learners limit mistakes when using these two components.

Keywords: Verbal quantifier; verb; subjective perception.

______________________________________________________________________

1. Đặt vấn đề

Động lượng từ (动量词) là một trong hai loại lớn của lượng từ (量词, lượng từ trong tiếng Hán được chia làm hai loại lớn là danh lượng từ và động lượng từ, đây là thành phần đặc biệt trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Trung Quốc, là từ dùng để biểu thị đơn vị số lượng người, vật, động tác, thời gian). Động lượng từ chủ yếu đứng sau động từ, có vai trò “lượng hóa” hành vi, động tác, phản ánh hành vi, động tác hoặc một sự kiện trong thế giới khách quan vào ý thức của con người. Việc lựa chọn động lượng từ nào kết hợp với động từ nào sẽ chịu sự ảnh hưởng lớn từ quá trình tri nhận của con người đối với thực thể khách quan, thể hiện ý thức, quan điểm chủ quan của người nói.

2. Phân loại và chức năng của động lượng từ

Các nhà nghiên cứu Hán ngữ hiện đại đã có nhiều quan điểm khác nhau về phân loại động lượng từ dựa trên đặc trưng và tính chất khác nhau của chúng, trong đó nổi bật là quan điểm của He Jie (2000). He Jie chia động lượng từ thành hai loại nhỏ: động lượng từ chuyên dụng và động lượng từ vay mượn. Trong đó, động lượng từ chuyên dụng là lượng từ chuyên dùng để biểu thị “lượng” của hành vi động tác, biểu thị số lần phát sinh và thời gian kéo dài của động tác, như (nghĩa là lần, lượt); ,, (lần); (bữa), (trận)... He Jie cho rằng, động lượng từ vay mượn gồm các hình thức vay mượn danh từ, động từ hoặc mượn từ tố đứng sau của một số động từ li hợp. Cụ thể là: (1) Vay mượn danh từ, chỉ công cụ hoặc dụng cụ mà hành vi động tác dựa vào đó để thực hiện, như 放一枪 (bắn một phát (súng)), 切一刀 (cắt một nhát (dao))... (2) Vay mượn danh từ vốn biểu thị các bộ phận trên cơ thể con người, như 睁一眼 (trừng (mắt) một cái), 咬一口 (nhai một miếng)... (3) Vay mượn danh từ biểu thị kết quả đi kèm của động tác, như 叫一声 (gọi một tiếng), 跑一圈 (chạy một vòng)... (4) Vay mượn danh từ biểu thị thời gian, như 谈了一上午 (nói chuyện một buổi sáng), 下了一天雨 (mưa một ngày)...Vay mượn động từ là hình thức vay mượn các động từ để làm động lượng từ, như 吓了一跳 ((làm) giật nẩy mình), 受了大惊 (sợ hãi)… Vay mượn từ tố đứng sau của động từ li hợp, như 睡觉 (ngủ), 见面 (gặp mặt), 打仗 (đánh trận)... He Jie cho rằng, hình thức trùng điệp của động từ cũng là một loại nhỏ của động lượng từ, biểu thị “lượng” của động tác, số từ ở giữa thường chỉ hạn chế là một (), như 看一看(xem thử, xem một chút); 尝一尝 (nếm thử, nếm một chút)...[6:40-42]. Nhưng theo khảo sát của chúng tôi, hình thức trùng điệp này có thể được xem là hiện tượng “ngữ pháp hóa” (grammaticalization) của Hán ngữ hiện đại. Hiện tượng này chỉ quá trình chuyển hóa từ “thực” đến “hư” của thực từ, chỉ các từ ngữ trong tiếng Hán đã không còn ý nghĩa thực mà chuyển sang ý nghĩa và hình thức ngữ pháp không giống với bản chất từ loại vốn có của nó, ngôn ngữ học truyền thống Trung Quốc gọi là “thực từ hư hóa”. Li Yu-ming2000cho rằng động từ trùng điệp VVVVđã “hư hóa” thành một phạm trù ngữ pháp mới [7:419-420]. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, và cho rằng, về nguyên tắc từ loại, động từ vốn biểu thị hành vi, động tác hoặc trạng thái, nhưng ngữ tố “V” và “V” đứng sau của động từ trùng điệp phải đọc thanh nhẹ, động từ “V” này cũng không biểu thị hành vi động tác, mà đã “hư hóa”, kết hợp với động từ phía trước biểu thị ý nghĩa động lượng nhỏ, thời lượng ngắn của động tác. Ngoài ra, số từ “” trong kết cấu động từ trùng điệp không phải là số thực, mà là hư số, không thể thay thế bằng các số từ khác, nên trong nội dung dưới đây chúng tôi không đề cập đến thành phần này.

Trong Hán ngữ hiện đại, cấu trúc được sử dụng để biểu thị số lần phát sinh của hành vi, động tác thường dùng là “động từ + số từ + động lượng từ (+ tân ngữ)”, tân ngữ này có xuất hiện hay không thường không ảnh hưởng đến sự tồn tại của thành phần đứng trước (dưới đây cấu trúc “số từ + động lượng từ” được gọi tắt là cụm động lượng (动量短语)). Chúng ta đều có thể nói 念一遍 (đọc một lần), 念一遍歌词 (đọc một lần lời bài hát), 看一场 (xem một trận), 看一场比赛 (xem một trận thi đấu), 洗一下 (rửa mặt một tí), 进一趟城 (vào thành phố một chuyến), 吃一顿饭 (ăn một bữa cơm)... Phân tích các ví dụ trên chúng tôi nhận thấy, cụm số lượng “số từ + động lượng từ” đứng sau động từ có hai chức năng ngữ pháp chính: (1) Làm bổ ngữ, các ví dụ trên có thể được phân tích thành 看一场|比赛, 念一遍|歌词, 进一趟|, 吃一顿|, 洗一下|, các cụm động lượng trong các ví dụ này tu sức cho động từ đứng trước nó. (2) Làm bổ ngữ kiêm định ngữ, ngoài việc đảm nhận chức năng bổ ngữ ra, các ví dụ 看一场比赛, 吃一顿饭trên còn có thể phân tích thành |一场比赛,|一顿饭, lúc này 一场,一顿 làm chức năng định ngữ, tu sức cho thành phần danh từ đứng sau. Nhưng các ví dụ洗一下脸,念一遍歌词,进一趟城 lại không thể phân tích thành *|一下脸, *|一遍歌词, *|一趟城, mà những động lượng từ này chỉ có thể tu sức cho động từ đứng trước, làm thành phần bổ ngữ, không thể tu sức cho thành phần danh từ đứng sau, nên không thể làm định ngữ. Nói một cách khác, các động lượng từ chuyên dụng như 一下,一遍,一趟thường không thể phân tích thành bổ ngữ kiêm định ngữ, mà đa số chỉ làm bổ ngữ cho động từ.

Ngoài ra, động lượng từ vay mượn đa số là các danh từ, phía sau thường không thể kết hợp thêm với danh từ, nên chỉ có thể đảm nhận chức năng bổ ngữ. Ví dụ, trong các cụm từ 看一眼 (nhìn một cái), 放一枪 (bắn một phát (súng)) thì (mắt) (súng) đều là các động lượng từ vay mượn, chỉ công cụ, dụng cụ mà động tác dựa vào đó để thực hiện, chứ không hàm ý chỉ đối tượng chịu sự tác động của hành vi, động tác, nên 一眼, 一枪 chỉ có thể làm bổ ngữ của các động từ, . Ngoài ra, cụm “số từ + động lượng từ” cũng có thể đứng trước động từ chính, đảm nhiệm vai trò trạng ngữ. Ví dụ:一脚踢翻了桌上的菜那个孩子一口吃下这么大一块蛋糕”, “多次邀请我去她家吃晚饭”... Cách diễn đạt này nhằm nhấn mạnh hơn số lần tiến hành của hành vi, động tác theo mục đích của chủ thể sử dụng.

3. Điều kiện kết hợp giữa động lượng từ và động từ

Hành vi, động tác thường được biểu thị bởi động từ. Trong cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu, động từ là thành phần trung tâm và là nòng cốt của câu, nó có thể hạn chế, chi phối các thành phần khác trong câu, như có mang tân ngữ hay không, kết hợp được với bao nhiêu tân ngữ, hoặc có thể kết hợp được với động lượng từ hay không... cũng là vấn đề đáng để chúng ta quan tâm.

Động từ trong Hán ngữ hiện đại được chia thành nhiều loại nhỏ. Xét về phương diện ý nghĩa, động từ chỉ động tác là động từ biểu thị hành vi động tác, hành vi động tác thường có tính động, được biểu thị thông qua các động từ như: ,,穿,,,,,支持,保卫,研究,学习,休息,毕业,睡觉,分析..., nhưng một vài động từ biểu thị sự “bất động” cũng có thể được gọi là động từ chỉ động tác, như,,,,休息... Do vậy, các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc thường chia động từ chỉ hành vi động tác thành động từ biểu thị động tác có tính kéo dài liên tục (như ,,穿,,,,,支持,保卫,研究,学习,休息,睡觉,分析...) các động từ này biểu thị động tác có thể phát sinh và kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian nào đó, phía sau có thể mang thành phần chỉ “lượng”, và động từ biểu thị động tác không có tính kéo dài (như毕业,...) biểu thị động tác sau khi phát sinh xong thì kết thúc, không có tính kéo dài liên tục nên không thể tính “lượng”, do đó chúng thường không kết hợp với thành phần chỉ “lượng”.

Ngoài ra, động từ còn có một tiểu loại khác là động từ không biểu thị tính “động” của động tác, như ,,等于,,属于,,... Các từ ngữ này không biểu thị sự thay đổi, biến hóa, cũng không nói rõ tính kéo dài liên tục của hành vi, động tác, vì vậy, nếu kết hợp được với động lượng từ thì các cụm từ này thường biểu thị sự phán đoán hoặc chỉ sự tồn tại.

Ma Qing-zhu (1992) cho rằng, động lượng từ chuyên dụng , , chỉ xuất hiện sau động từ có tính tự chủ, không xuất hiện sau động từ không có tính tự chủ, nên có thể nói 去两趟, 说一番, 复习两遍..., mà không thể nói *产生一趟, *病一番, *懂一遍... Động lượng từ chuyên dụng , thường đứng sau động từ có tính tự chủ, nên có thể nói 吃三顿, 批评一顿, 拍了两下, 打了几下... Động lượng từ chuyên dụng , , có thể đứng sau động từ chỉ động tác mang tính tự chủ, cũng có thể đứng sau động từ chỉ động tác không mang tính tự chủ, nên có thể nói 赛两场, 听两次, 试一回.., cũng có thể nói病了一场, 发生了一次事故, 塌了一回... Các động lượng từ được vay mượn từ danh từ biểu thị các bộ phận, công cụ để thực hiện động tác chỉ xuất hiện sau động từ tự chủ, nên có thể nói 看一眼, 咬一口, 踢三脚, 夹一筷子, 抽了三鞭子... Ngoài ra, phía sau động từ kết hợp với lượng từ tạm thời (临时量词) được vay mượn bởi một động từ tạo thành kết cấu động từ - bổ ngữ, biểu thị cảm xúc, cảm nhận của con người, như吓了一跳, 烫了一哆嗦, 冰了一机伶 [9:40-41].

Như vậy, những động từ biểu thị hành vi, động tác có thể kéo dài liên tục và mang tính tự chủ thường chỉ động tác được tiến hành và duy trì trong một thời gian dài, như 看书,打球... có thể thêm động lượng từ biểu thị tần suất lặp lại và chỉ “lượng” của động tác, nên có thể nói 我看一下书,我打一会儿球... Ngược lại, động từ chỉ động tác không tự chủ và không có tính kéo dài liên tục biểu thị động tác diễn ra tức thời và nhanh chóng kết thúc, nên thường không kết hợp được với động lượng từ, do đó không thể nói *节目开始一次,*节目开始一下,*我毕业一次,*我毕业一下...

4. Các nguyên tắc kết hợp giữa động từ và động lượng từ

Động lượng từ biểu thị số lần phát sinh của hành vi, động tác, nên giữa chúng và động từ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuộc sống, động từ biểu thị động tác có rất nhiều, động lượng từ lại có hạn, do tỉ lệ giữa chúng không cân đối nên đã hình thành nguyên tắc “một kết hợp với nhiều” và “nhiều kết hợp với một”.

Căn cứ theo từng ngữ cảnh khác nhau, thành phần động lượng từ đứng sau động từ sẽ biểu thị tần suất và các đặc trưng khác nhau của động tác. Ví dụ, hình thức đo lường của động tác đá bóng (踢球) có thể dùng các động lượng từ chuyên dụng ,,để biểu thị, tạo thành các cụm từ 踢一回足球,踢一场足球,踢一次足球, ý nghĩa của ba hình thức này về cơ bản giống nhau, miêu tả sự tham gia cho một trận đấu. Ngoài ra, động lượng từ vay mượn cũng có thể được dùng để “lượng hóa” động tác , lúc này, cụm từ 踢一脚biểu thị động tác “đá vào quả bóng” chỉ diễn ra một lần, “lượng” của động tác đã nhỏ hơn rất nhiều so với “lượng” mà các cụm 踢一回,踢一场,踢一次 biểu thị.

Fang Xu-jun  (2000) cho rằng, động lượng từ thường gặp trong Hán ngữ hiện đại gồm có , , , , 会儿, , , , , , , , , , (cháng), (chǎng)... Trong số các từ này, có một vài động lượng từ có thể kết hợp được với nhiều động từ khác nhau, như có thể kết hợp với nhiều động từ tạo thành các cụm 安排一次, 摆一次, 帮一次, 报告一次, 编一次, 表扬一次, 布置一次, 测量一次..., lượng từ có thể kết hợp với các động từ tạo thành các cụm từ như抓一阵, 学一阵, 议论一阵, 帮一阵, 安慰一阵, 对抗一阵, 爱好一阵... Ngoài ra, cũng có trường hợp nhiều động lượng từ kết hợp với một động từ, như các động lượng từ, , , , , , 会儿đều có thể kết hợp với động từ, tạo thành các cụm từ 抓一把, 抓一下, 抓一气, 抓一阵, 抓一会儿...

Mặc dù giữa động lượng từ và động từ luôn có mối quan hệ “một kết hợp với nhiều” và “nhiều kết hợp với một”, nhưng đôi lúc sự kết hợp này cũng không hoàn toàn tương đồng. Ví dụ, động lượng từ đều có thể biểu thị số lần hành vi động tác tiến hành lặp lại, nhưng phạm vi kết hợp của hai từ này với động từ lại không hoàn toàn giống nhau. Động từ kết hợp với phạm vi rộng hơn, động từ kết hợp với phạm vi hẹp hơn. có thể kết hợp với các động từ ,过去,过来,上去,,休息,,活动,计算,批评..., nhưng lại chỉ có thể kết hợp với các động từ ,,,,,, mà không thể kết hợp với các động từ ,过去,上去,下来... Ngoài ra, nguyên tắc kết hợp của động lượng từ với động từ vẫn có sự khác biệt, chỉ nhấn mạnh số lần hành vi động tác phát sinh, ngoài việc biểu thị số lần động tác phát sinh ra, còn nhấn mạnh cả quá trình từ lúc phát sinh đến khi hoàn thành và kết thúc của hành vi, động tác (ví dụ 那部电影她已看过一遍这本书我已看过两遍...) Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng động lượng từ cũng phải căn cứ vào từng ngữ cảnh cụ thể và theo tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng để có sự diễn đạt cho phù hợp.

Ngoài ra, động lượng từ kết hợp với động từ cũng chịu một sự hạn chế hoặc giữa chúng phải có một mối tương quan nhất định. Fang Xu-jun cho rằng: (1) Những động từ kết hợp được với động lượng từ thường biểu thị ý nghĩa mang tính chuyển động (移动), như 上来一趟,跑一趟,走一趟,送一趟,进去一趟... Ngược lại, những động từ không biểu thị ý nghĩa mang tính chuyển động thì không thể kết hợp được. (2) Những động từ kết hợp với động lượng từ thường biểu thị những động tác được dùng tay để thực hiện, như 拉一把, 抓一把, 扶一把, 推一把, 捞一把... Những động lượng từ này không thể kết hợp với các động từ mà bản thân nó không dùng tay để thực hiện, như , , , ... (3) Những động từ biểu thị động tác phát ra âm thanh từ miệng thường kết hợp với động lượng từ , như 喊一声,叫一声,说一声,骂一声... (4) Động lượng từ thường kết hợp với những động từ biểu thị động tác có thể lặp lại một cách hoàn chỉnh, như说一遍,讲一遍,听一遍,读一遍,重复一遍 [5:101-103].

Như vậy, một động lượng từ thông thường có thể kết hợp với nhiều động từ, những động từ này về phương diện ý nghĩa có thể tạo thành một nhóm các động từ có những đặc điểm tương đồng nhau, những động từ này có thể cùng kết hợp với một động lượng từ. Ngược lại, một động từ biểu thị ý nghĩa trên nhiều phương diện sẽ có thể kết hợp với nhiều động lượng từ khác nhau. Ví dụ, động từ có thể kết hợp với lượng từ tạo thành cụm từ 说一声, cũng có thể kết hợp với lượng từ tạo thành cụm từ 说一遍. Lí do là vì, là động từ chỉ động tác có thể phát ra âm thanh (说一声), âm thanh này có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, nên có thể nói (说一遍, 说两遍,说三遍...) Như vậy, những động từ có cùng tính chất, trạng thái, phương thức biểu thị sẽ sử dụng cùng một động lượng từ, ngược lại, các động lượng từ có cùng đặc điểm, tính chất sẽ cùng được sử dụng cho những động từ nhất định. Đây cũng là lí do động lượng từ và động từ xuất hiện hiện tượng một kết hợp với nhiều và nhiều kết hợp với một, điều này phụ thuộc vào tư duy, tri nhận chủ quan của con người vào hành vi, động tác đó để lựa chọn từ ngữ cho phù hợp.

5. Tính chủ quan của chủ thể sử dụng khi lựa chọn động lượng từ

Trong thế giới khách quan, bất kể sự vật (bao gồm người, động vật, thực vật), sự kiện, tính chất, trạng thái... đều hàm chứa yếu tố “lượng”. Phạm trù “lượng” này luôn tồn tại khách quan, nhưng thông qua nhận thức và tri nhận của con người đã thể hiện vào ngôn ngữ, có lúc được biểu thị thành lượng khách quan (objective quantity), có lúc được biểu thị thành lượng chủ quan (subjective quantity). Tính khách quan và tính chủ quan của phạm trù “lượng” này được biểu thị chủ yếu do tính khách quan và tính chủ quan của thành phần danh lượng từ, động lượng từ và từ ngữ chỉ thời gian mang lại.

Khi biểu thị số lần hành vi, động tác phát sinh, biến hóa, cụm “động từ + số từ + động lượng từ (+ danh từ)” này có thể biểu thị số lần hành vi, động tác thực hiện một cách cụ thể, không mang sự phán đoán và đánh giá chủ quan của người nói, ví dụ跑五圈咬一口,来一次... Những cụm từ này biểu thị số lần hành vi, động tác xảy ra và lặp lại một cách cụ thể và chính xác, không thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận chủ quan của người nói.

Tuy nhiên, cụm từ “số từ + động lượng từ” đôi lúc còn thể hiện quan điểm và cách đánh giá chủ quan của chủ thể sử dụng theo cách mà họ tri nhận, hoặc cho rằng “lượng” của động tác có mức độ lớn, hoặc cho rằng “lượng” của động tác có mức độ nhỏ hơn so với thực tế. Theo khảo sát của chúng tôi, động lượng từ thể hiện tính chủ quan của chủ thể sử dụng được thể hiện qua bốn đặc điểm sau:

Thứ nhất, trong một số ngữ cảnh nhất định, cụm động lượng có thể đứng trước động từ làm chủ ngữ, danh từ làm tân ngữ đứng sau có thể có hoặc không. Cách sử dụng này thường xuất hiện trong câu phủ định, số từ hạn chế là một (). Ví dụ, vị trí của các cụm từ 一次 一眼 trong các câu 一次会也没开过, 一眼也没有看我tương đối khác biệt so với trình tự sử dụng của cụm động lượng thông thường. Cách nói này nhấn mạnh hành vi, động tác không được diễn ra dù chỉ một lần, biểu thị ý nghĩa phủ định toàn bộ, đôi lúc còn biểu thị sắc thái tình cảm chủ quan của người nói, thể hiện sự không hài lòng hoặc trách móc.

Thứ hai, trong Hán ngữ hiện đại, động lượng từ ,có cách sử dụng tương ứng với từ , ví dụ 检查一番, 打了两通电话 có thể được thay thế bằng检查一次,打了两次电话, biểu thị số lần tiến hành của hành vi động tác là bao nhiêu, đây là “lượng” khách quan. Số từ trong hai cụm này có thể được thay đổi tùy theo số lần hành vi động tác lặp lại khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, 一通,一番lại không thể hiện được “lượng” mang tính khách quan và chính xác của hành vi động tác, mà thể hiện tính chủ quan của chủ thể sử dụng, ví dụ 批判了一通犹豫了一番... Động từ 批判,犹豫 biểu thị thời gian mà hành vi động tác tiến hành là lớn, nên “lượng” của động tác cũng không nhỏ. Khi các cụm từ一通,一番kết hợp với động từ 批判,犹豫sẽ tạo thành kết cấu cố định, nhấn mạnh người nói cảm nhận chủ quan rằng hành vi động tác có động lượng lớn, thời gian dài, hoặc thể hiện sự phóng đại chủ quan đối với “lượng” của động tác. Lúc này, số từ một () không thể đổi thành con số khác, nên không thể nói *批判了两通hoặc *犹豫了三番...

Thứ ba, cụm “số từ + động lượng từ” thường đứng sau động từ làm bổ ngữ, tạo thành cấu trúc “động từ + số từ + động lượng từ”, biểu thị số lần phát sinh của hành vi, động tác. Có lúc, người nói vì muốn nhấn mạnh động lượng nhỏ, số lần ít mà thay đổi trình tự sử dụng thành “số từ + động lượng từ + động từ”, lúc này số từ chỉ hạn chế là một (). Ví dụ, 一脚 trong 踢一脚 đứng sau động từ, làm bổ ngữ, biểu thị số lần phát sinh của động tác một (). Tùy theo sự khác nhau về số lần động tác thực hiện, có thể thay đổi thành踢两脚,踢三脚... Ngoài ra, 一脚 trong câu 一脚踢翻了桌上的菜đứng trước động từ, làm trạng ngữ, biểu thị phương thức để thực hiện động tác, số từ một () không thể đổi thành số từ khác. Hai cách biểu thị này có ý nghĩa khác nhau: cụm一脚 đầu tiên biểu thị ý nghĩa khách quan, nói rõ số lần động tác thực hiện là một (), không nhấn mạnh về lượng của động tác. Cụm từ 一脚trong câu sau đứng trước động từ làm trạng ngữ, mang ý nghĩa chủ quan, ngoài việc biểu thị kết quả của động tác, còn nhấn mạnh ý nghĩa dù động tác chỉ tiến hành một lần, nhưng kết quả đã đạt đến mức độ như mong đợi hoặc vượt quá mong đợi.

Thứ tư, khi biểu thị lượng của động tác, người nói vì muốn biểu thị động lượng nhỏ, thời lượng ngắn hoặc theo ý đồ của bản thân mà giảm “lượng” này đi, bằng cách dùng động lượng từ biểu thị mức độ “lượng” ít mơ hồ, không cụ thể, như一下,一会儿..., ví dụ 一下看一会儿... Động lượng từ chuyên dụng 一下 và động lượng từ vay mượn là danh từ biểu thị thời gian一会儿đứng sau động từ, nói rõ số lần tiến hành của động tác , là ít, biểu thị động lượng nhỏ, thời lượng ngắn. Những động lượng nhỏ này trên thực tế có thể là nhỏ hoặc không, nhưng nhỏ đến bao nhiêu, người nói cũng không biểu thị rõ ràng, cụ thể, mà chỉ căn cứ theo phán đoán và quan điểm của mình để biểu thị một mức độ nhỏ mang tính mơ hồ. Không chỉ vậy, có lúc, để biểu thị mục đích và ý đồ của mình, người nói giảm thiểu lượng động tác và lượng thời gian, khiến đối phương cảm thấy động tác dễ dàng được thực hiện mà không tốn quá nhiều thời gian và sức lực, còn mang lại cho người nghe cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu hơn.

6. Lời kết

“Lượng” của hành vi, động tác và sự kiện mang tính trừu tượng, được đo lường thông qua sự có mặt của động lượng từ đứng sau động từ. Đây chính là quá trình con người phản ánh hành vi động tác trong thế giới khách quan vào ngôn ngữ của mình. Thông qua “lượng” được biểu thị, có thể biểu thị được mục đích, ý đồ và sắc thái tình cảm của mình. Nắm được mối tương quan giữa động từ và động lượng từ, cùng những nguyên tắc kết hợp giữa chúng cũng giúp người học có thể kết hợp một cách chính xác hai thành phần này, đồng thời hiểu thêm về tri nhận chủ quan của chủ thể sử dụng.

Tài liệu tham khảo

[1] David Lee (2014), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận, Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ), Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

[3] 陈昌来(2002),现代汉语动词的句法语义属性研究,上海:学林出版社.

[4] 范晓、杜高印、陈光磊(1987),汉语动词概述,上海:上海教育出版社.

[5] 方绪军(2000),现代汉语实词,上海:华东师范大学出版社.

[6] 何杰(2008),现代汉语量词研究(增编版)(2000年初版),北京:北京语言大学出版社.

[7] 李宇明(2000),汉语量范畴研究,武汉:华中师范大学出版社.

[8] 刘月华(1984),动量词与动词重叠比较,汉语学习,01-08.

[9] 马庆株(1992),汉语动词和动词性结构,北京:北京语言学院出版社.

[10] 沈家煊(1995)有界无界,中国语文,(5):367-380.

[11] 徐枢(1985),宾语和补语,哈尔滨:黑龙江人民出版社.

[12] 张媛(2016),现代汉语动量构式的认知研究,外语教学,(3):26-29.

[13] 赵元任著、吕叔湘译(1979),汉语口语语法(1968年初版),北京:商务印书馆.

[14] 朱德熙(2017),语法讲义(1982年初版),北京:商务印书馆.


[1]Corresponding Author: Dang Thuy Lien; Institute of Research and Development, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam; Faculty of Chinese Language, Duy Tan University, Da Nang, 550000, Vietnam;

Email: dangthuylien@dtu.edu.vn


Files đính kèm